XƯỞNG NỘI THẤT VŨ GIA
Toàn cảnh nhà máy nội thất Vũ Gia
Máy Cắt CNC
Máy hoàn thiện bề mặt cắt
Khi lựa chọn một sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp, điều đầu tiên Bạn cần quan tâm đến phải là chất liệu, bởi chất liệu thi công nội thất có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền, tính thẩm mỹ của sản phẩm. Việc có cái nhìn chính xác về các loại gỗ giúp Bạn tránh được những rủi ro không đáng trong quá trình thi công nội thất cho tổ ấm của mình. Cùng Vũ Gia tìm hiểu chi tiết về cách phân biệt các loại gỗ và lựa chọn nội thất gỗ công nghiệp an toàn cho sức khoẻ nhé!
Gỗ Công Nghiệp Là Gì? Các Loại Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Trong Thi Công Nội Thất
Gỗ công nghiệp là tấm gỗ được sản xuất ra từ nguyên liệu là những cây gỗ trồng ngắn ngày, keo kết dính và các chất phụ gia giúp chống mối mọt, cong vênh.
Gỗ công nghiệp được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất chung cư, nội thất văn phòng. Tuỳ vào mục đích sử dụng và chi phí dự trù mà Bạn lựa chọn vật liệu phù hợp để sản xuất đồ nội thất cho mình.
Đặc tính và hình ảnh mô tả các loại gỗ công nghiệp
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến trong nội thất: Có rất nhiều loại ván công nghiệp với những đặc tính khác nhau, phụ thuộc vào quy trình sản xuất, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại gỗ chính: MFC, MDF, HDF. Giá thành của các sản phẩm được chế tác từ các loại gỗ khác nhau trên, cũng có những mức chi phí khác nhau, trong đó HDF có giá thành cao nhất vì những đặc tính chịu ẩm và đa dạng về tính thẩm mỹ.
Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard
MFC là loại gỗ có cấu tạo từ cốt ván dăm được phủ bề mặt Melamine chống trầy xước. Có rất nhiều người lầm tưởng rằng vám dăm được làm từ các loại gỗ tạp hay gỗ vụn. Tuy nhiên, nguyên liệu để làm nên cốt ván dăm từ những cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… được nghiền nhỏ ra thành những dăm gỗ, kết hợp với keo và được ép để tạo nên tấm gỗ có độ dày tiêu chuẩn.
Gỗ công nghiệp MFC là lựa chọn phổ biến trong nội thất văn phòng bởi chi phí thấp, tuỳ vào đặc tính của lõi gỗ được chia thành 2 loại như sau:
– Gỗ MFC tiêu chuẩn: thường được dùng trong sản xuất các đồ nội thất văn phòng, phòng khách, phòng ngủ, nội thất trường học như bàn ghế học sinh, bàn làm việc; loại gỗ này không có khả năng chống ẩm nên khi sử dụng cần đặt ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp.
– Gỗ MFC chịu ẩm: Lõi bên trong của gỗ MFC là các hạt hút nước màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt, hay còn gọi là hóa chất chống ẩm và được trộn lẫn vào keo ép ngay với bột gỗ khi sản xuất gỗ MFC. Loại gỗ này được sử dụng trong nội thất ở những không gian thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp núc.
Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard
MDF được cấu tạo từ cốt gỗ ván sợi với mật độ trung bình, lớp phủ ngoài đa dạng (sơn màu, melamine, dán laminate hoặc dán Veneer); có độ bền cao hơn MFC và là sự lựa chọn mang tính an toàn với mức chi phí vừa phải.
Gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi trong nội thất gia đình và nội thất văn phòng cao cấp. Tuỳ vào môi trường sử dụng sản phẩm, có thể lựa chọn 2 loại MDF như sau:
– Gỗ MDF tiêu chuẩn: dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất); mặt trơn (để có thể sơn ngay, không đòi hỏi phải chà nhám nhiều); mặt không trơn (dùng để tiếp tục dán ván lạng – Veneer)
– Gỗ MDF chống ẩm: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
Gỗ công nghiệp HDF – High Density Fibreboard
HDF được cấu tạo từ cốt gỗ ván sợi với mật độ cao, lớp phủ ngoài đa dạng (sơn màu, melamine, dán laminate hoặc dán Veneer); HDF có độ nén chặt cao hơn, vì vậy cứng và có khả năng chống ẩm tốt hơn nhiều so với MDF, cũng chính vì vậy HDF có giá thành cao hơn cả.
HDF cũng được chia thành nhiều chủng loại do các đặc tính khác nhau để sử dụng cho các ứng dụng khác nhau.
Đặc tính của gỗ công nghiệp HDF:
✔️Có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt: thường được sử dụng cho nội thất phòng học, phòng ngủ, bếp…
✔️Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
✔️Độ cứng cao.
✔️Thân thiện với môi trường – đối với gỗ công nghiệp HDF veneer
NỘI THẤT VŨ GIA CAM KẾT
- Bàn giao đúng tiến độ.
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Chất lượng sản phẩm đúng với cam kết theo hợp đồng.
- Tất cả sản phẩm được bảo hành 3 năm, hỗ trợ bảo trì trọn đời sản phẩm.